Project Description
PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO
Ngày nay, sử dụng thạch cao vào công trình nhà ở là rất phổ biến, dùng để ốp tường, trần… hiệu quả mang lại rất tốt, cách âm, cách nhiệt, chống cháy… Với bài viết này Hoàng Long Green muốn giới thiệu với các bạn về trần thạch cao sử dụng trong văn phòng, nhà ở, chung cư và các phương pháp thi công lắp đặt trần thạch cao.
PHÂN LOẠI TRẦN THẠCH CAO
Hiện nay trần thạch cao có 2 loại phổ biến: trần thạch cao nổi (trần thả), trần thạch cao chìm.
- TRẦN THẠCH CAO NỔI (TRẦN THẢ)
Loại trần này được thiết kế với một phần thanh xương lộ ra ngoài. Trần nổi được dùng để che đi các chi tiết kỹ thuật trong công trình dưới trần bê tông hoặc mái tôn, mái ngói… Sẽ khiến cho công trình thẩm mỹ hơn rất nhiều.
CẤU TẠO
Trần nổi được thi công bằng cách thả từ trên xuống những tấm thạch cao được cắt ra có kích thước bằng khung định hình chữ L. Thiết kế khung định hình chữ L có thể bằng nhôm hay kẽm, nếu bằng nhôm sáng bóng thì không cần dán chỉ trang trí bên dưới che nhưng nếu là khung nhôm kẽm thì cần dán chỉ trang trí.
PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO NỔI
Bước 1: Xác định, đánh dấu cao độ trần nhà
Bước 2: Cố định thanh viền tường
Bước 3: Phân chia trần nhà
Bước 4: Móc treo trần thạch cao
Bước 5: Móc và liên kết các thanh dọc
Bước 6: Liên kết các thanh phụ 1
Bước 7: Liên kết các thanh phụ 2
Bước 8: Điều chỉnh khung trần thạch cao nổi
Bước 9: Lắp đặt tấm lên khung trần
Bước 10: Xử lí viền trần thạch cao
Bước 11: Hoàn thiện trần thạch cao thả
PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO CHÌM
Bước 1: Xác định về độ cao của trần
Bước 2: Cố định các thanh viền tường
Bước 3: Phân chia khaongr trần
Bước 4: Móc treo trần thạch cao
Bước 5: Lắp các thanh chính
Bước 6: Lắp thanh phụ
Bước 7: Lắp ghép tấm trần thạch cao chìm
Bước 8: Xứ lý bột trít phủ kín các mối nối
Bước 9: Hoàn thiện
| HLG tổng hợp |